Thủ tục thành lập chi nhánh


Thủ tục thành lập chi nhánh

Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

Ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp;

Tên chi nhánh dự định thành lập. Tên chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ "Chi nhánh" đối với đăng ký thành lập chi nhánh, cụm từ "Văn phòng đại diện" đối với đăng ký thành lập văn phòng đại diện;

Địa chỉ trụ sở chi nhánh;

Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh;

Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh;

Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Hồ sơ kèm theo thông báo, phải có:

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;

Bản sao Điều lệ công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh;

Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh;

Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.

Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu chi nhánh.

Nếu chi nhánh được lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì doanh nghiệp không phải nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, bản sao Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký hoạt động.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA CÁC THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh:

Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

Là thương nhân được pháp luật nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;

Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân.

Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

Là thương nhân được pháp luật nước nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;

Đã hoạt động không dưới 05 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp.

Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài.

Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép thành lập chi nhánh:

Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép thành lập Chi nhánh bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP .

Trong những trường hợp sau đây, thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Chi nhánh với cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi:

Thay đổi người đứng đầu của Chi nhánh;

Thay đổi địa điểm đặt trụ sở của thương nhân nước ngoài trong phạm vi nước nơi thương nhân thành lập hoặc đăng ký kinh doanh;

Thay đổi địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Thay đổi địa điểm đặt trụ sở của Chi nhánh tại Việt Nam;

Thay đổi tên gọi hoặc hoạt động của Chi nhánh.

Hỗ trợ kinh doanhPhan mem ke toan,  Ke toan doanh nghiep, Thanh lap cong ty, Dich vu ke toan thue