Công nhân cổ trắng được tạo điều kiện tối đa: đi làm bằng đường thuỷ trên sông Sài Gòn.
Bảng xếp hạng khảo sát trên 183 quốc gia, được thực hiện hàng năm kể từ năm 2004. Sau Singapore, những nước trong tốp 5 không thay đổi so với năm 2010, là Hong Kong, New Zealand, Mỹ và Đan Mạch.
Ở nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi BRICS, ngoài trừ Nam Phi đứng thứ 35, còn lại đều có vị trí khá thấp trong bảng xếp hạng như Trung Quốc đứng thứ 91, Nga hạng 120, Brazil được xếp hạng 126 và Ấn Độ hạng 132.
Trong tổng thể bảng xếp hạng, Việt Nam tụt 8 bậc và đứng thứ 98/183. Xét về từng tiêu chí riêng thì Tiếp cận tín dụng (Getting Credit) là hạng mục mà Việt Nam được đánh giá cao nhất: 24. Bảo vệ nhà đầu tư và Số tiền nộp thuế là hai tiêu chí bị đánh giá thấp, với thứ tự lần lượt là 166 và 151.
Morocco là nước tăng hạng nhanh nhất: từ 115 vào năm ngoái đã xếp thứ 94 trong năm nay sau khi quốc gia Bắc Phi này đơn giản hóa thủ tục cấp phép xây dựng. Hàn Quốc cũng tăng đến hạng 8 so với vị trí 15 của bảng xếp hạng trước nhờ thành lập quy trình đăng ký mở công ty trực tuyến, sáp nhập một số loại thuế và cho phép nộp hồ sơ kiện tụng qua mạng.
Một tiêu chí mới được bổ sung trong danh sách năm nay là khả năng được nối điện đến công ty. Giám đốc Hệ thống chỉ số và Phân tích toàn cầu của Ngân hàng Thế giới Neil Gregory, người đứng đầu nhóm thực hiện bảng phân tích, cho biết tại một số quốc gia có thể tốn hàng tuần hoặc hàng tháng thì các công ty mới thành lập có điện để hoạt động.
Để thực hiện bảng xếp hạng này, Ngân hàng Thế giới tập hợp thông tin từ những thay đổi trong khuôn khổ pháp lý, thủ tục hành chính và những trở ngại về kỹ thuật trong việc bắt đầu xây dựng hoặc mở rộng một doanh nghiệp.
Ngoài ra, Ngân hàng cũng kêu gọi các tổ chức công cộng, các trường đại học, chuyên gia pháp lý và doanh nghiệp tham gia đo lường điều kiện kinh doanh.
Thông tin được ghi nhận đến tháng 6/2011, phần lớn khu vực châu Phi vẫn nằm ở cuối cuối danh sách bất chấp những nỗ lực để cải thiện trong thời gian qua. Năm 2011 được đánh giá là năm kỉ lục trong quá trình cải cách pháp lý và thúc đẩy điều kiện kinh doanh, đặc biệt ở các nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển, khi tới 125 nền kinh tế đã thực hiện 245 cải cách về thể chế quản lý.
Theo Nam Liên